Có rất nhiều nguyên nhân khiến lốp xe ô tô bị rò rỉ hơi (xuống hoặc non hơi) một cách chậm rãi, có thể kể đến như lốp bị mòn sau một thời gian sử dụng, van lốp bị hỏng, vành xe bị cong vênh hay bị đâm thủng.
Dưới đây sẽ là những hướng dẫn giúp người dùng có thể khắc phục được các vấn đề lốp xe bị rò rỉ hơi từ từ, nhằm đảm bảo có một chuyến đi an toàn. Thông thường, cách khắc phục tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Do vật nhọn đâm thủng
Khi phát hiện vấn đề rò rỉ hơi là do vật nhọn đâm thủng, điều này cần phải xử lý ngay. Trước tiên, hãy kiểm tra lượng hơi còn lại trong lốp xem có đủ áp suất tối thiểu 190 kPa (27 Psi) hay không.
Nếu không đủ hơi, người dùng hãy sử dụng bơm tạm đủ lượng áp suất theo nhà sản xuất ô tô khuyến cáo đối với xe của mình. Sau đó, hãy tìm đến một trung tâm lốp để tiến hành loại bỏ vật gây ra vết thủng ra khỏi lốp xe và tiến hành vá lại lốp xe. Người dùng cũng có thể tự làm điều này tại nhà trong trường hợp có đủ các thiết bị tháo lốp và dụng cụ vá lốp chuyên dụng.
Van lốp bị hỏng
Nếu kiểm tra xung quanh bề mặt lốp mà không có dị vật đâm vào lốp xe ô tô, khi đó người dùng có thể phán đoán vấn đề rò rỉ hơi đến từ van lốp bị hỏng. Việc kiểm tra van lốp có bị hỏng hay không cũng khá đơn giản bằng cách bôi lên đầu van một ít nước xà phòng loãng.
Nếu phát hiện tại vị trí van lốp có hiện tượng sủi bọt khí thì gần như có thể khẳng định van lốp đã hỏng. Việc thay thế van lốp buộc phải thông qua các kỹ thuật viên lốp, chi phí thay van lốp khá rẻ, trong khoảng hơn 100.000 đồng đối với loại thường. Loại chân van lốp có cảm biến áp suất lốp sẽ đắt hơn, dao động từ 500.000 đồng cho tới hơn 1.000.000 đồng.
Do vành xe bị cong vênh
Nếu nghi ngờ lốp bị rò rỉ hơi là do vành xe (la-zăng) bị cong vênh, để tìm ra nguồn rò rỉ hơi, người dùng có thể dùng tay miết theo viền của la-zăng hoặc dùng nước xà phòng xịt xung quanh khu vực tiếp xúc giữa vành xe và lốp để xác định xem không khí thoát ra từ vị trí nào.
Về vấn đề này, người dùng sẽ khó có thể tự xử lý mà buộc phải có sự can thiệp của kỹ thuật viên lốp. Họ sẽ tiến hành nắn lại các vị trí vành bị cong vênh hay móp méo, sau đó tiến hành bịt kín các vị trí tiếp xúc giữa lốp và vành bằng keo dán vành.
Trong một số trường hợp cấp bách khi gặp sự cố về lốp tại một khu vực hẻo lánh và khó tìm được một trung tâm chăm sóc lốp, người dùng có thể mua sẵn bình xịt keo tự vá lốp xe ô tô khẩn cấp với giá từ 80.000-300.000 đồng. Bình xịt này sẽ bơm thẳng keo vào lốp xe qua van lốp giúp trám vết rò rỉ khí do thủng lốp.
Điều quan trọng cần lưu ý, trên đây chỉ là giải pháp thay thế tạm thời hữu ích nếu xe không có sẵn lốp dự phòng và không nên sử dụng như một biện pháp khắc phục lâu dài. Biện pháp này sẽ giúp người lái xe có thể tới nơi an toàn hơn sau khi lốp bị xẹp hoặc tới ga-ra ô tô gần nhất để nhận được trợ giúp từ chuyên gia về lốp.
Người dùng nên nhờ các chuyên gia tại cửa hàng lốp hoặc dịch vụ sửa lốp lưu động chẩn đoán lốp càng sớm càng tốt để đảm bảo lốp xe của mình luôn ở trong trạng thái tốt và có thể hoạt động một cách lâu dài.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bị vợ bỏ vì quá xấu, người chồng ghép mặt 8 năm trước giờ ra sao?
Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng
Gan là một bộ phận quan trọng đóng vai trò trong việc loại bỏ độc tố, chuyển hóa và phân hủy protein, nó được coi là cơ quan bận rộn nhất của cơ thể. Ngày nay, những thói quen xấu của con người như thức khuya, tăng ca làm việc thất thường, hút thuốc lá… có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng.
6 thói quen đơn giản giúp thải độc gan tốt hơn cả dùng thuốc bổ:
Một trang web Y tế của Hoa Kỳ đã chỉ ra 6 thói quen hàng ngày giúp tăng cường chức năng gan và thải độc gan mà bạn nên làm theo:
1. Uống nhiều nước chanh
Nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất, loại bỏ tạp chất và độc tố khỏi cơ thể, và giảm bớt gánh nặng cho gan. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, uống một cốc nước ấm đun sôi để tỉnh táo cho cả ngày. Tiến sĩ Peter Kramer, một chuyên gia về gan của Mỹ, gợi ý rằng bạn có thể thử thêm chanh vào nước. Độ chua của chanh có thể làm cho gan tạo ra mật, điều này rất tốt cho việc thải độc gan. Uống 8 ~ 10 cốc mỗi ngày, 300ml mỗi lần.
2. Ăn bắp cải tím
Các loại rau họ cải bao gồm củ cải đường, củ cải, bắp cải, bắp cải tím và rau arugula, hoặc rau có chứa lưu huỳnh, như hành tây, tỏi và bông cải xanh, tất cả đều làm tăng chức năng giải độc của cơ thể. Ăn 2 khẩu phần rau cải mỗi ngày có thể tăng cường chức năng thải độc gan.
3. Massage thường xuyên
Khi cơ thể ở tư thế phẳng, nhẹ nhàng xoa bóp túi mật và gan, gần dưới xương sườn ở phía bên phải của cơ thể. Stephen Stewart, một chuyên gia về bệnh gan tại Bệnh viện Metter ở Vương quốc Anh, tin rằng massage giúp thúc đẩy lưu thông máu trong gan và cải thiện sự trao đổi chất hệ thống.
4. Tránh xa rượu và thuốc giảm đau
Rượu là cực kỳ bất lợi cho chức năng gan. Người bị tổn thương gan phải ngừng uống rượu. Ngoài ra, nhiều người thường đến các hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau khi họ cảm thấy không khỏe. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể chứa acetaminophen. Sau khi chuyển hóa bởi gan, một số chất độc hại có thể được tạo ra và gan có thể bị tổn thương.
5. Nạp nhiều chất khoáng
Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ chất khoáng trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như magiê, canxi, kali, kẽm, selen và mangan. Ở những bệnh nhân bị xơ gan, các bác sĩ cũng khuyên họ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất hơn bình thường để kích hoạt chức năng gan.
6. Uống trà bổ gan
Cây kế sữa, nghệ và bồ công anh được cho là giúp làm sạch và bảo vệ gan. Hãy pha 45 mg củ nghệ, 400 mg chiết xuất từ bồ công anh hoặc 400 mg cây kế mỗi ngày. Rễ bồ công anh tươi cũng có thể được ngâm trong nước sôi dùng pha trà, nhưng chắc chắn rằng chúng không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu.
Gan dễ bị tổn thương như thế nào?
Tuy hoạt động bền bỉ nhưng gan là cơ quan dễ bị rối loạn và “mắc bệnh” nhiều nhất do phải làm việc quá sức khi con người đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại. Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá…; lao động quá sức thậm chí là những công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.
An An (Dịch theo Sina)
Ung thư không chừa một ai nhưng nguyên nhân gây bệnh của chàng trai 27 tuổi là bài học lớn cho tất cả chúng ta.
" alt=""/>6 thói quen giúp thải độc gan hơn cả dùng thuốcTin sét đánh: “1 tuần nữa là chết”
Ở tuổi 38, khi sự nghiệp bắt đầu chín muồi sau khi học thạc sĩ tại nước ngoài, Trung tá, BS Nguyễn Lê (BV 103, giảng viên Học viện Quân y) đột ngột nhận tin sét đánh: mắc ung thư gan nguyên phát, khối u đã 2cm.
Đó là thời điểm tháng 3/2008, khi ông tình cờ dẫn bệnh nhân đi siêu âm, rồi kiểm tra luôn cho mình.
![]() |
BS Nguyễn Lê, hiện là Đại tá, sau 10 năm chiến đấu với ung thư gan |
“Vẫn còn nghi ngờ, tôi ra BV Hữu nghị và BV K để kiểm tra lại. Cả 2 đều khẳng định chắc chắn có khối u. Tôi rất sốc”, BS Lê nhớ lại.
Cùng thời điểm này, 2 bác sĩ trẻ khác của BV, một là thiếu tá, một là đại uý cũng mắc ung thư gan.
“Cậu đại uý ra đi sau 1 tháng, cậu thiếu tá ra đi sau 3 tháng. Tôi là người còn lại duy nhất, khi đó xác định chỉ có chờ chết. Có 2 phương án, một là cứ khoẻ mạnh bình thường rồi chết, hai là mổ, xạ, hoá trị rồi suy sụp rồi chết. Tôi chọn phương án 1”, BS Lê kể.
3 tháng đầu, ông gọi đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất khi một mình chịu đựng tất cả. Ông lặng lẽ chuẩn bị sẵn di chúc, sắp xếp tương lai cho các con, khi đó bé út mới 4 tháng tuổi, lo cho bố mẹ, nghĩ cách thông báo với gia đình.
Trong khoảng thời gian này, BS Lê vẫn đi dạy trong BV 175 (TP.HCM). Cùng đi có một BS chuyên ngành ung thư gan khác.
![]() |
Hàng ngày ông vẫn khám chữa cho nhiều bệnh nhân |
“Tôi đưa phim của mình cho anh ấy, hỏi: ‘Em có bệnh nhân như thế này, liệu còn sống được bao lâu nữa?’. Anh ấy trả lời: ‘Ôi giời ơi, 1 tuần nữa u lan toả gan là chết’”. Cả đêm đó BS Lê không ngủ, một mình lang thang khắp Sài Gòn.
Khối u mới hơn 2cm nhưng ung thư gan diễn tiến rất nhanh, chỉ trong tuần cuối sẽ lan toả toàn bộ gan. 2 BS trẻ kia cũng vậy, tới tuần thứ 3 có người có 3 khối u, có khối 10cm.
Ông bảo ‘kết luận’ của BS kia chỉ như điểm nhấn, còn bản thân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.
2 lý do để quyết sống
Suốt 3 tháng nặng nề, BS Lê tự mình nghiên cứu tài liệu. Vào những ngày cuối cùng, ông rút ra rằng ung thư có 2 thể: tiến triển nhanh và tiến triển chậm, có thể ông may mắn rơi vào trường hợp thứ 2. Lúc này vợ là người đầu tiên ông thông báo, rồi đến cơ quan.
“Vợ tôi khóc rất nhiều, còn cả Viện sốc vì tôi là người thứ 3 rồi”, BS Lê nhớ lại.
![]() |
BS Lê cùng các con |
Riêng bố mẹ ông, đến khi vào viện mổ, ông vẫn giấu là u lành, khi đó đã ở giai đoạn 2, to 4cm. Trước khi mổ, ông đã ký mọi giấy tờ, sẵn sàng cho sự ra đi.
BV cũng xác định là mất nốt ông, nói với gia đình chỉ còn vài tháng về ăn uống, nghỉ ngơi vì nghĩ sẽ không được lâu nữa.
Khi phẫu thuật, một ekip gồm các chuyên gia của 3 BV: 103, K, Việt Đức do trực tiếp GS Trịnh Hồng Sơn (hiện là PGĐ BV Việt Đức) mổ, cắt chọn lọc 1/4 gan, vừa mổ vừa sinh thiết tức thì.
Sau mổ 1 tháng, ông xin cơ quan sang Mỹ 3 tuần để tìm kiếm phương thức chữa bệnh cho mình. Ông tìm đến nhiều bệnh viện, nhiều chuyên gia và tranh thủ từng giờ nghiên cứu tài liệu vì sợ không còn nhiều thời gian.
Trở về nước, do số phận vẫn đang trong giai đoạn đợi chờ, nên lãnh đạo liên viện tiếp tục tổ chức một cuộc hội chẩn có nên dùng hoá chất, tia xạ hay không. Nhưng BS Lê kiên quyết nói: Không.
Phát hiện một hợp chất quan trọng trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ (thân leo) có tác dụng diệt tế bào ung thư, ông sử dụng hoạt chất này cho bản thân và áp dụng cho nhiều bệnh nhân khác.
Sau 1 năm chờ và chờ, thấy mình vẫn sống tốt, năm thứ 2 vẫn khoẻ mạnh bình thường nên đến năm thứ 3, ông quyết định quay trở lại BV làm việc.
BS xác định đây là cơ hội sống thứ 2 của mình, ngày mai có thể ra đi lúc nào không hay nên sẽ sống như chưa bao giờ được sống.
![]() |
BS Lê nắm chặt tay bố |
“Từ giờ không chỉ sống cho riêng mình nữa mà sống cho bố mẹ và các con. Sống để nhìn thấy tụi nó lớn. Thứ hai, bố tôi khi đó đã gần 80 tuổi, tóc bạc phơ khi vào bóp chân cho tôi nhắn nhủ: ‘Mày có hiếu thì mày đừng chết trước tao’. Chính vì 2 lý do ấy nên tôi quyết sống”, BS Lê chia sẻ.
Bằng kiến thức, kinh nghiệm, BS Lê đã sống mạnh khoẻ đến năm thứ 9 khiến tất thảy đều ngạc nhiên. Nhiều bệnh nhân ung thư gan mắc bệnh sau ông 1 năm đến giờ cũng vẫn khoẻ mạnh nhờ theo phương pháp của ông.
Bất ngờ vào tháng 1 vừa qua, đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ông nhận tin dữ khi BS thông báo có khối u tái phát tại chỗ, kích thước 3cm.
Ông đến BV Việt Đức thảo luận cùng các BS phẫu thuật và quyết định mổ. Sau đó nghỉ ngơi 1 tháng, áp dụng lại liệu trình cũ và đến nay ông trở lại làm việc bình thường tại khoa Viêm gan, BV 103.
Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.
" alt=""/>10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ